• Phone: 
  • info@konchurang.org

Đa dạng sinh học Kon Chư Răng

04/05/2019

Đa dạng sinh học Kon Chư Răng

  1. Thực vật

Kết quả điều tra của công trình đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng đến năm 2018 đã thống kê được trong Khu BTTN Kon Chư Răng có tổng số 881 loài và dưới loài thuộc 547 chi và 162 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là:

Ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 6 loài và dưới loài, 3 chi, 2 họ;

Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta):  1 loài, 1 chi, 1 họ;

Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 31 loài và dưới loài, 22 chi, 12 họ;

Ngành Thông (Pinophyta): 5 loài, 4 chi, 2 họ;

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): 838 loài và dưới loài, 517 chi, 144 họ.

* Các loài quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam (2007)

Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), có 22 loài cây ở Khu BTTN Kon Chư Răng được đề cập tới Trong đó có:

+ 2 loài ở mức Rất nguy cấp (CR) như Re hương (Cinnamomum parthenoxylon); Ô rô bà (Aucuba japonica);

+ 7 loài ở mức Nguy cấp (EN) như Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Sao hải nam (Hopea hainanensis), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Trầm (Aquilaria crassna), Song bột (Calamus poilanei), Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus), Cánh sét (Dendrobium ochraceum).

+ 12 loài ở mức Sắp nguy cấp (VU) như Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard), Sâm cau (Peliosanthes teta), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Gội tía (Aglaia spectabilis), Lá khôi (Ardisia silvestris),...

+ 1 loài thuộc mức Ít nguy cấp (LR) là Nưa gián đoạn (Amorphophallus interruptus).

  • Nhiều loài hiện đang đứng trước nguy cơ suy giảm, số lượng cá thể rất ít, hiếm gặp, cá thể nhỏ, chất lượng cây kém. Nhiều loài hiện vẫn đang là đối tượng bị khai thác trái phép, vẫn còn hiện tượng người dân vào rừng khai thác trái phép Lan kim tuyến, Thạch hộc, nhiều loài cây gỗ quý vẫn bị khai thác trái phép. do vậy nên cần thiết có các biện pháp bảo vệ.

* Các loài nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP

Nằm trong Danh mục của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ năm 2006, đã xác định được 7 loài trong đó 7 loài đêu nằm trong Mục IIA.

+ Mục IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại như Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon), Vàng đắng (Coscinium fenestratum), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Bình vôi trắng (Stephania pierrei), Kim tuyến (Anoectochilus lylei), Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus),....  Qua quá trình điều tra đã ghi nhận loài Hoàng đằng chỉ còn những những cá thể có đường kính thân rất nhỏ, các loài bình vôi vẫn bắt gặp nhưng củ thường rất nhỏ.

* Các loài quý hiếm theo tiêu chí của IUCN ver. 3.1. 2001 (2016).

Theo Danh mục của IUCN (2016), có 35 loài, trong đó ở mức EN có 4 loài như Sao hải nam (Hopea hainanensis), Quế bạc (Cinnamomum mairei), Trầm (Aquilaria crassna), Nưa gián đoạn (Amorphophallus interruptus); mức VU có 4 loài như Dầu lúng (Dipterocarpus baudii), Chòa (Parashorea stellata), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Găng vàng hai hạt (Canthium dicoccum); và mức LR/lc có 20 loài như Gắm núi (Gnetum montanum), Giổi găng (Paramichelia baillonii), Thị nọ lồi (Diospyros apiculata),...và mức LR/nt có 4 loài như Kim giao (Nageia fleuryi), Xoay (Dialium cochinchinense), Ngâu dịu (Aglaia edulis), Ngâu (Aglaia odorata); nhóm còn lại xếp vào mức phân hạng Thiếu dữ liệu DD có 3 loài là Re hương (Cinnamomum parthenoxylon), Giổi Chevalier (Manglietia chevalieri), Mỡ vạng (Pachylarnax praecalva). Chi tiết được thể hiện ở Bảng 4.6.

  1. Về động vật:

Kết quả nhiệm vụ đa dạng sinh học năm 2018 của Khu BTTN Kon Chư Răng  đã ghi nhận được 413 loài động vật hoang dã có xương sống (thú, chim lưỡng cư bò sát và cá) thuộc 80 họ và 30 bộ. Trong đó:

  • Thú có 80 loài, 63 giống, 27 họ và 9 bộ;
  • Chim có 228 loài, 112 giống, 41 họ và 14 bộ; bò sát có 38 loài, 33 giống, 15 họ, 2 bộ;
  • Lưỡng cư có 34 loài, 22 giống, 6 họ trong 1 bộ; cá có 33 loài, 20 giống, 11 họ và 5 bộ.
  • Đã có 211 loài côn trùng thuộc 127 giống, 23 họ và 7 bộ được ghi nhận.

Giá trị bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm tương đối cao bởi có tới 65 loài động vật hoang dã có xương sống nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế (42 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007; 38 loài trong Danh lục đỏ IUCN, 2018,  44 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và 21 loài trong nghị định 160/2013/NĐ-CP). Trong đó: Thú có 29 loài, chim có 20 loài, bò sát và lưỡng cư có 15 loài, cá có 1 loài. Có 7 loài côn trùng nằm trong danh mục.

*Lớp thú:

29 loài  thuộc 12 họ và 5 bộ có giá trị bảo tồn ở mức quốc gia và toàn cầu, chiếm 36,3% tổng số các loài được ghi nhận

  • Có 24 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), trong đó có 3 loài ở bậc CR (Panthera tigris - Hổ, Pygathrix cinerea - Chà vá chân xám, Belomys pearsonii - Sóc bay lông tay ),  8 loài ở bậc EN (Nomascus gabriellae - Vượn đen má vàng, 10 loài ở bậc VU (Muntiacus vuquangensis).
  • Có 20 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2018), trong đó: có 1 loài ở bậc CR (Pygathrix cinerea - Chà vá chân xám), 5 loài ở bậc EN (Nomascus gabriellae - Vượn đen má vàng)
  • Có 24 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có 18 loài ở nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại): Nycticebus bengalensis- Cu li lớn, Nycticebus pygmaeus - Cu li nhỏ, Pygathrix cinerea - Chà vá chân xám, Nomascus gabriellae
  • Có 18 loài được ghi trong nghị định 160/NĐ-CP của Chính phủ (Nycticebus bengalensis - Cu li lớn, Nycticebus pygmaeus - Cu li nhỏ, Pygathrix cinerea - Chà vá chân xám, Nomascus gabriellae - Vượn đen má vàng, Catopuma temminckii - Báo lửa, Panthera tigris - Hổ

* Lớp Chim:

Trong số 228 loài chim được ghi nhận được ở KBTTN Kon Chư Răng có 20 loài  thuộc 11 họ và 10 bộ có giá trị bảo tồn ở mức quốc gia và toàn cầu, chiếm 8,8% tổng số các loài được ghi nhận.

  • Có 5 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), trong đó có 1 loài ở bậc EN (Heliopais personata - Chân bơi) và 4 loài ở bậc VU (Lophura diardi - Gà lôi hông tía
  • Có 12 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2018), trong đó có 1 loài ở bậc EN (Heliopais personata - Chân bơi), 2 loài ở bậc VU (Gallinago nemoricola - Rẽ giun lớn
  • Có 10 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có 2 loài ở nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại: Lophura nycthemera­ - Gà lôi trắng
  • Có 2 loài được ghi trong nghị định 160/NĐ-CP của Chính phủ, (Buceros bicornis - Hồng hoàng, Anorrhinus tickelli - Niệc nâu)

* Lớp bò sát, lưỡng cư

Trong số 72 loài bò sát và lưỡng cư đã xác định được ở KBTTN Kon Chư Răng có 15 loài thuộc 10 họ của hai lớp có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và toàn cầu:

  • Có 13 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), trong đó có 2 loài ở bậc CR (Python molurus - Trăn đất, Ophiophagus hannah - Rắn hổ chúa), 6 loài ở bậc EN (Varanus nebulosus - Kỳ đà vân, Varanus salvator
  • Có 5 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2018), trong đó có 2 loài ở bậc EN (Platysternon megacephalum - Rùa đầu to , Cuora mouhotii - Rùa hộp
  • Có 10 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ -CP của Chính phủ, trong đó có 1 loài ở nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại: Ophiophagus hannah - Rắn hổ chúa) và 9 loài ở nhóm IIB (Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại: Varanus nebulosus - Kỳ đà vân
  • Có 1 loài được ghi trong nghị định 160/NĐ-CP của Chính phủ (Ophiophagus hannah - Rắn hổ chúa).
  1. Phân khu chức năng

Theo kết quả rà soát, điều chỉnh qui hoạch 3 loại rừng kèm theo Nghị quyết 100/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai. Diện tích các phân khu chức năng của Khu BTTN Kon Chư Răng như sau:

- Phân khu BVNN: 8.534,99 ha

- Phân khu PHST: 6.983,11ha

- Phân khu DVHC: 7,95 ha

  1. Phân khu chức năng

Theo kết quả rà soát, điều chỉnh qui hoạch 3 loại rừng kèm theo Nghị quyết 100/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai. Diện tích các phân khu chức năng của Khu BTTN Kon Chư Răng như sau:

- Phân khu BVNN: 8.534,99 ha. Gồm 8 tiểu khu: 32; 33; 34; 35; 36; 37; 39; 40. Kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.

- Phân khu PHST: 6.983,11ha. Gồm 6 tiểu khu: 37; 41; 42; 43; 44; 47. Kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp phục hồi sau nương rẫy; Kiểu rừng phụ kín thường xanh nhiệt đới sau khai thác; Trảng cỏ cây bụi cây gỗ rải rác thứ sinh nhân tác.

- Phân khu DVHC: 7,95 ha thuộc tiểu khu 41.